• Tất cả các ngày trong tuần: 8:30 - 18:30
939, đường 30/4, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
HOTLINE : 0966333339
Hỗ trợ [1]: 0567111668
Hỗ trợ [2]: 0901727379

Cách kiểm tra các cảm biến trên ô tô dễ dàng và phổ biến nhất

Cách kiểm tra các cảm biến trên ô tô dễ dàng và phổ biến nhất

Các cảm biến ô tô được ví như là giác quan của con người, vì vậy cách kiểm tra các cảm biến trên ô tô trước khi điều khiển phương tiện là điều vô cùng cần thiết

Ô tô ngày càng trở thành phương tiện phổ biến ở Việt Nam. Vậy nhưng ít không ít người vẫn mông lung về các cảm biến ô tô có trên phương tiện của mình. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra cách kiểm tra các cảm biến trên ô tô thông dụng nhất hiện nay.

Bộ cảm biến ô tô là gì?

Cảm biến ô tô là bộ phận trong bộ điều khiển điện tử, chịu trách nhiệm tiếp nhận các biến đổi của ô tô về mặt vật lý và hoá học rồi dẫn truyền những tín hiệu này tới bộ điều khiển trung tâm. Được coi là “ giác quan ” của những chiếc ô tô, không sai khi nói rằng các cảm biến ô tô quyết định sự an toàn của người lái.

Các cảm biến ô tô là gì? Có tác dụng ra sao?

Các cảm biến ô tô

Dưới đây là những bộ cảm biến ô tô cơ bản nhất mà bất kì tài xế nào cũng nên nắm rõ. Mỗi bộ phần đều có những chức năng riêng biệt giúp hành trình của bạn trở nên thuận tiện và an toàn hơn.

Cảm biến vị trí trục khuỷu

Đây là bộ phận tối quan trọng trong việc vận hành động cơ xe. Nếu thiếu động cơ này thì xe sẽ không thể khởi động, tốc độ không đều, hao xăng và máy rung vì đánh lửa sai. Tác dụng chính của bộ phần này là thông báo EPU trên xe về vị trí chính xác của cốt bánh ở các vị trí tương ứng với cuối thì nổ để quyết định thời điểm phun nhiên liệu phù hợp nhất tới các xi lanh của động cơ.

Cảm biến vị trí trục cam

Bộ cảm biến ô tô này được đặt ở nắp máy và có một bánh răng vòng ở trục cam với nhiệm vụ là xác định thời điểm chết của các máy đồng thời xác định thời gian thích hợp nhất để đánh lửa hay phun xăng.

Vị trí cảm biến ở trục cam

Cảm biến vị trí bướm ga

Bướm ga có vai trò gửi tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm với các thông tin về độ mở bướm ga hay tối ưu lượng phun xăng. Trên các hãng xe có hộp số tự động, quá trình chuyển số được quyết định bởi bướm ga.

Cảm biến áp suất ống nạp

Bộ phận cảm biến này gửi những tín hiệu áp suất chân không về cho bộ phận điều khiển trung tâm dưới dạng tần số hoặc điện áp từ qua đó quyết định mức nhiên liệu cần cho động cơ. Khi xe tăng tốc hoặc tải nặng, áp suất chân không tăng và ngược lại.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Được dùng để đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ, bộ phận này sau đó sẽ truyền tải dữ liệu này lên hệ thống xử lý trung tâm nhằm tính thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm, …Ngoài ra ở một số xe, bộ cảm biến ô tô này còn dùng để khởi động quạt làm mát động cơ.

Cảm biến lưu lượng khí nạp

Đã bao giờ bạn gặp tình trạng máy chạy không êm, không đều, xe chạy tốn nhiên liệu hơn hay thậm chí cháy máy chưa? Vấn đề chính là nằm ở bộ phận cảm biến lưu lượng khí nạp này. Với chức năng đo khối lượng khí nạp qua cửa hút, bộ phận này sẽ truyền tín hiệu tới EPU để cân đối lại lượng nhiên liệu đạt tỉ lệ chuẩn.

Bộ cảm biến ô tô lưu lượng khí nạp

Cảm biến kích nổ

Cảm biến kích nổ sẽ giúp điều chỉnh thời gian đánh lửa hạn chế độ rung của động cơ nhằm giảm thiểu tình trạng kích nổ, giúp động cơ hoạt động năng suất hơn.

Cảm biến oxy

Bộ phận này đảm nhận việc đo lượng oxy thừa trong khí thải động cơ và gửi tín hiệu về ECU nhằm tối ưu tỷ lệ nhiên liệu và không khí cho phù hợp.

 

Kiểm tra cảm biến oxy

Các cảm biến ô tô trên nằm ở những vị trí khác nhau, chức năng khác nhau nhưng đều có một vai trò quan trọng giúp chiếc xe hơi của bạn có thể vận hành trơn chu và an toàn. Dù thiếu đi chỉ một, hay chỉ một cảm biến có vấn đề đều sẽ ảnh hưởng tới cả chiếc xe ô tô. Bạn hãy đọc tiếp để biết cách kiểm tra các cảm biến trên ô tô hiệu quả, chính xác và tiết kiệm chi phí nhất.

Cách kiểm tra các cảm biến trên ô tô

Cách chẩn đoán lỗi cảm biến ở vị trí bướm ga (TPS)

Được đặt ở phía bên trên bộ chế hòa khí hoặc bên cạnh các kim phun nhiên liệu, TPS được gắn vào thân bướm ga, giúp kiểm tra xem các giắc điện bị mòn, dây bị nứt, kết nối lỏng lẻo gián đoạn.

Cách kiểm tra cảm biến TPS phụ thuộc vào dây đo âm DVOM kết nối với chân nào mà số DVOM sẽ tăng hoặc giảm đều khi bạn nhả bàn đạp ga từ từ. Nếu đọc DVOM không có dấu hiệu tăng hay giảm đều mà đi với tốc độ không đều, cảm biến cần được thay mới, sau đó kết nối lại cảm biến.

 

Cách kiểm tra cảm biến ô tô ở vị trí bướm ga

Rà soát lại cảm biến lưu lượng khí nạp

Khởi động lại động cơ là bước đầu tiên để bạn kiểm tra cảm biến này. Sau đó lấy tua vít chạm vào MAF vài lần ở phần giắc cắm. Nếu động cơ nổ ồn, bỏ máy hay không hoạt động, thì cảm biến đã bị lỗi và nên được thay mới. Bạn cần xóa mã lỗi khỏi bộ nhớ ECM bằng cách ngắt kết nối cáp âm của bình trong vòng ít nhất 10 giây.

Kiểm tra cảm biến oxy

Trước tiên, cảm biến oxy cần được tháo ra khỏi xe. Cảm biến oxy bình thường sẽ nằm trên các đường ống xả rồi quan sát các cảm biến xem dây dẫn, giắc kết nối có lỏng không?
Xe cần được hoạt động trong vòng 5 phút, sau đó tắt máy. Ngắt giắc kết nối các cảm biến và vỏ bảo vệ các giắc kết nối ra khỏi ống xả. Đồng thời, nên bọc lại để chắn bụi bẩn.

Kiểm tra cảm biến áp suất đường ống nạp

Để kiểm tra cảm biến áp suất đường ống nạp bạn hãy bật chìa khóa sang vị trí ON nhưng tránh khởi động động cơ. Sử dụng đồng hồ VOM bật chế độ DC 20 volt, dùng que đo chọc vào chân B của cảm biến MAP. Que đo còn lại cắm vào mass, quan sát trên màn hình VOM điện áp 4.5 – 5.0 volt. Kế đến, khởi động động cơ và cho máy chạy ở chế độ không tải.

Nếu không có thay đổi nào trong khoảng trên, cảm biến MAP đã bị lỗi và nên được thay mới. Sau khi cảm biến được kết nối lại, mã sự cố sẽ bị xoá khỏi bộ nhớ ECM do ngắt kết nối cực âm ắc-quy trong vòng 10 giây.

Hướng dẫn check cảm biến áp suất đường ống nạp

Có thể nói rằng mọi vị trí cảm biến trên ô tô đều thực sự đóng vai trò lớn trong việc vận hành một chiếc xe trơn chu, ít gặp lỗi. Trên đây là một số gợi ý cách kiểm tra các cảm biến trên ô tô đơn giản mà https://xe.thienhaigroup.vn muốn giới thiệu tới các bạn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích về các cảm biến ô tô. Cảm ơn bạn đã xem bài viết và bạn đừng quên theo dõi Thiên Hải để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về xe hơi!

 

Reviews

5.0 Trên 5.0

  • Rất Tốt
  • Tốt
  • Trung Bình
  • Không Tốt
  • Tệ
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
Add A Review

Add Reviews

Your rating
Đăng Ký Nhận Tin Mới